Lối sống

11 thói quen xấu gây hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới

Advertisement

Thói quen xấu xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống thường ngày. Nó có thể rất phổ biến và tưởng chừng như vô hại. Nhưng thực chất lại mang đến những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Đó có thể là những thói quen nhỏ mà bạn thực hiện nó trong vô thức. 

Vậy những thói quen nào gây nên tác hại mà bạn không ngờ tới? Nó gây hại đến sức khỏe của bạn thế nào?  Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Và xem thử bạn có đang thực hiện thói quen nào không nhé!

1. Bẻ khớp ngón tay

Nguồn: Unsplash

Đây là một thói quen xấu cực kỳ phổ biến và dễ bắt gặp ở nhiều người. Thói quen này thường xuất hiện khi bạn đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cảm thấy căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là bạn đang “rảnh tay”.

Đôi khi nó làm phiền bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Và trên thực tế, nó cũng không tốt cho bạn. Có một chất gọi là chất lỏng hoạt dịch giữ cho các khớp của bạn cử động dễ dàng. Âm thanh mà các khớp ngón tay của bạn tạo ra là khi chúng “nứt”. Sau đó phát ra khi các bong bóng nhỏ trong chất lỏng đó bị vỡ. Nếu bạn bẻ khớp ngón tay liên tục, bạn có nhiều khả năng bị sưng tay. Hơn thế nữa, khả năng cầm nắm cũng sẽ yếu hơn theo thời gian. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

2. Cắn móng tay

Đây cũng là một thói quen rất phổ biến. Khá giống với việc bẻ khớp ngón tay, bạn thường cắn móng tay khi đang tập trung suy nghĩ một vấn đề nào đó. Hoặc đang có cảm giác lo lắng, hồi hộp. Lâu dần nó trở thành thói quen khó bỏ.

Điều này có thể làm hỏng răng cũng như vùng da xung quanh móng. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn cũng có thể bị cảm lạnh và các bệnh khác khi bạn đưa ngón tay, nơi thường mang vi trùng vào miệng. Nếu căng thẳng khiến bạn khó từ bỏ thói quen này, bạn có thể thử những cách như tập thể dục để kiểm soát nó. Bạn cũng có thể nhận lời khuyên từ bác sĩ để giúp từ bỏ thói quen này.

3. Nghe tai nghe với âm lượng lớn

Âm thanh được đo bằng decibel. Một cuộc trò chuyện bình thường có âm lượng trong khoảng 60 – 70 decibel. Tốt nhất bạn nên giữ âm lượng trong tai nghe luôn dưới mức 75 (lớn bằng âm thanh máy hút bụi phát ra) để đảm bảo an toàn. 

Ngoài ra, bạn không nên nghe âm thanh qua tai nghe quá hai tiếng liên tục. Khi nghe quá lâu sẽ tăng khả năng bị mất thính giác khi già đi. Điều đó xảy ra với hơn một nửa. Mất thính giác ở người lớn tuổi có liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ và thậm chí mất mô não.

4. Dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

“Ánh sáng xanh” do các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính và TV phát ra có thể làm rối loạn giấc ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quá nhiều ánh sáng vào ban đêm có thể là một trong các yếu tố gây ung thư (đặc biệt là vú và tuyến tiền liệt), tiểu đường, béo phì và bệnh tim. Bạn nên cố gắng thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc một cuốn sách. Ngoài ra, bạn nên giữ phòng ngủ của bạn tối và yên tĩnh để có giấc ngủ ngon hơn.

5. Ngồi trong thời gian dài

Hiện nay, nhiều người dành hầu hết thời gian ngồi yên trên ghế. Một phần của vấn đề là do phong cách làm việc hiện đại. Khi làm việc, bạn chỉ có thể ngồi chăm chú vào máy tính hàng giờ liền. 

Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất. Có nghĩa là bạn có thể tăng cân. Nó cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tim. Tuy nhiên, có một cách khắc phục dễ dàng: Chỉ cần đứng dậy ngay bây giờ và di chuyển xung quanh. Ngay cả 10 phút đi bộ mỗi ngày cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn.

6. Uống quá nhiều đồ uống có cồn

Nguồn: Unsplash

Với nhịp sống nhanh và nhiều áp lực hiện nay. Ngày càng có nhiều người tìm đến các thức uống như rượu, bia để giải tỏa căng thẳng. Điều này làm tăng khả năng mắc bệnh thận, bệnh gan, các vấn đề về tiêu hóa, các vấn đề về tim, tổn thương xương và thậm chí là một số bệnh ung thư. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu vừa phải – tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới – có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim. Nhưng nếu bạn không uống rượu, bạn cũng không nhất thiết phải thêm rượu bia vào chế độ ăn uống hằng ngày.

7. Ăn quá nhiều

Nếu bạn có thói quen ăn nhiều. Ngay cả khi đó là thức ăn lành mạnh. Bạn vẫn có thể tăng cân. Khi ăn quá nhiều và tăng cân có thể dẫn đến bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao. Ngoài ra nó cũng có thể làm tăng khả năng mắc một số loại ung thư. Kiểm tra khẩu phần trước bữa ăn và đo lường đồ ăn nhẹ sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Từ đó bạn sẽ dễ kiểm soát được cân nặng của mình hơn.

8. Ăn quá nhanh

Ăn nhanh đối với nhiều người sẽ giúp họ có cảm giác ăn ngon hơn và thỏa mãn hơn. Nhưng thói quen xấu này thực tế sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Không những thế, nó cũng sẽ gây tổn hại cho hệ tiêu hóa khi bạn nhai nhanh và nhai không kỹ.

Nếu bạn ăn chậm lại, bạn có thể cảm thấy no hơn với một lượng thức ăn ít hơn. Bởi vì cơ thể bạn có đủ thời gian nhận ra rằng bạn đã ăn đủ. Hơn nữa nếu bạn ăn chậm lại, cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

9. Ăn vặt

Soda, kẹo và bánh ngọt có nhiều calo và ít dinh dưỡng. Tất cả lượng đường từ những đồ ăn vặt này sẽ đi vào máu của bạn rất nhanh. Nó có thể sẽ gây ra những các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường và bệnh tim. 

Bạn có thể biến thói quen xấu này thành một thói quen tốt nếu bạn thay các đồ vặt thường ngày bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, ….  “Carbs phức hợp” với nhiều chất xơ và dinh dưỡng chứa nhiều ở trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau. Những thực phẩm này mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Nó giúp thỏa mãn cơn đói và cung cấp nguồn năng lượng ổn định. Chất béo “tốt” như quả hạch và hạt là một lựa chọn tuyệt vời để thay thế cho các loại snack và bánh ngọt.

10. Dành quá nhiều thời gian ở một mình

Chất lượng các mối quan hệ xã hội của bạn không phải là bạn biết bao nhiêu người hay tần suất bạn gặp họ. Điều quan trọng là bạn cảm thấy được kết nối với những người khác. Nếu không, bạn có nhiều khả năng bị cao huyết áp, trầm cảm hoặc các vấn đề về não (như Alzheimer) và viêm. 

Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy tham gia một câu lạc bộ xã hội. Hoặc kết nối lại với gia đình ,bạn bè. Hoặc bắt đầu một điều gì đó mới mẻ liên quan đến những người khác – chẳng hạn như tham gia một câu lạc bộ sách, học chơi tennis, đánh cầu lông, …

11. Hút thuốc lá

Thói quen xấu này ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Nó có thể dẫn đến bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ, viêm phế quản, khí phế thũng và các vấn đề sức khỏe khác. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, các vấn đề về mắt và rối loạn miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. 

Và nếu bạn dành nhiều thời gian cho người hút thuốc, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim, ung thư phổi hoặc đột quỵ. Nên từ bỏ thói quen hút thuốc sớm nhất có thể. Hoặc nếu bạn gặp nhiều khó khăn trong việc từ bỏ hút thuốc, bạn nên tìm hiểu các phương pháp cai nghiện thuốc lá. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn hiệu quả nhất.

Kết luận

Thói quen nhiều khi xuất hiện trong cuộc sống của bạn một cách không ngờ tới. Những thói quen tưởng chừng như vô hại như bẻ khớp ngón tay thực chất lại mang có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện thường xuyên.

Các thói quen này không phải là chứng bệnh và nó không gây nên hậu quả ngay lập tức. Nhưng nếu bạn hiểu rõ được các lợi ích, tác hại của từng thói quen hằng ngày thì sẽ giúp ích cho sức khỏe. Và đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Phương Thúy

Chia sẻ kiến thức để nhận lại giá trị cuộc sống.

Related Articles

Back to top button