Canh khoai mỡ bao nhiêu calo? Bật mí 2 cách nấu canh khoai mỡ giảm cân
Đối với nhiều gia đình Việt, khoai mỡ từ lâu đã là một món ăn quen thuộc có trên mâm cơm. Khoai mỡ có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, tiêu biểu trong số đó có canh khoai mỡ. Thế nhưng có nhiều người còn e ngại việc ăn canh khoai mỡ có thể gây tăng cân. Vậy canh khoai mỡ bao nhiêu calo? Cách chế biến canh khoai mỡ thế nào để không gây tăng cân? Hãy cùng Notopi tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé.
Canh khoai mỡ bao nhiêu calo?
Canh khoai mỡ là một món ăn ngon miệng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g khoai mỡ chưa qua sơ chế và chế biến có khoảng 118 calo. Nếu sử dụng khoai mỡ để nấu kèm với những nguyên liệu khác, lượng calo trong món ăn đó sẽ cao hơn.
Trung bình mỗi người sẽ hấp thụ từ 180 – 210 calo từ khoai mỡ. Vậy một bát canh khoai mỡ bao nhiêu calo? Thông thường, một bát tô trong mâm cơm sẽ chứa khoảng 200 – 350g canh. Điều này có nghĩa là nếu bạn ăn hết lượng canh này, cơ thể sẽ được nạp vào xấp xỉ 360 – 540 calo. Lượng calo được cung cấp này đủ để duy trì hoạt động học tập và làm việc trong vòng 6 – 7 giờ.
Canh khoai mỡ có gây tăng cân không?
Đây có lẽ là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt đối với phái đẹp. Lý do bởi vì hàm lượng tinh bột có trong canh khoai mỡ khá cao. Lượng calo có trong 100g khoai mỡ xấp xỉ với một bát cơm trắng. Do vậy nên chỉ cần ăn một bát canh cũng sẽ khiến bạn có cảm giác no bụng. Tuy nhiên, dựa vào bảng thành phần của món ăn này, có thể thấy nó chứa 0% cholesterol và chỉ 0,2% chất béo.
Mặc dù canh khoai mỡ có hàm lượng tinh bột cao, nhưng lại dễ tiêu hóa và trao đổi chất. Các loại đường tự nhiên có trong khoai mỡ sẽ được tiêu hoá với tốc độ chậm, từ đó tạo cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, lượng chất xơ và protein dồi dào còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, trong thực đơn hằng ngày, nếu như canh khoai mỡ được ăn kèm với các thực phẩm chứa nhiều chất béo khác sẽ có thể gây tăng cân. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp mọi người vừa có thể ăn ngon miệng nhưng vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến vóc dáng.
Một số lưu ý khi ăn canh khoai mỡ
Ngoài vấn đề về cân nặng và thể hình, cần đặc biệt lưu ý không được ăn khoai mỡ khi chưa được nấu chín. Khoai mỡ khi chưa được nấu chín chứa rất nhiều chất nhầy. Lượng chất nhầy này sẽ gây đầy bụng, làm rối loạn tiêu hóa và dễ bị ngộ độc.
Về thời gian, chỉ nên ăn canh khoai mỡ vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Ăn canh khoai mỡ vào bữa tối dễ tạo cảm giác đầy bụng sau khi ăn, có thể hình thành mỡ thừa nếu ăn quá nhiều. Đặc biệt, không nên ăn canh khoai mỡ lúc bụng đang đói.
Những người đang có các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, sỏi thận tuyệt đối không nên ăn canh khoai mỡ. Trong thành phần của khoai mỡ chứa nhiều khoáng chất và protein có ảnh hưởng xấu đến người bệnh.
Người đang mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú hay u xơ tử cung cần hạn chế ăn canh khoai mỡ. Hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc.
Người đang bị thiếu hụt protein S cũng cần tránh các món ăn được chế biến từ khoai mỡ do nguy cơ máu đông.
Các cách nấu canh khoai mỡ giảm cân tại nhà
1. Canh khoai mỡ chay
Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mỡ: 300g
Nấm rơm: 100g
Nước lọc: 1 lít
Gia vị: vài cọng ngò gai, ngò ôm, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn
Sơ chế nguyên liệu
Ngâm nấm rơm vào nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút để vệ sinh và khử bớt mùi hôi của nấm. Rửa lại nấm với nước sạch. Để ráo nước rồi cắt nấm làm đôi.
Rau ngò gai và ngò ôm rửa sạch, thái nhỏ.
Khoai mỡ gọt bỏ vỏ, rửa sạch chất nhờn. Bỏ phần khoai sđã gọt vỏ và rửa sạch vào máy xay thật nhuyễn.
Nấu canh
Đặt nồi lên bếp, sau đó cho thêm 2 thìa cà phê dầu ăn. Đợi đến khi dầu sôi thì cho nấm rơm vào xào đến săn lại.
Sau khi xào săn nấm, cho vào nồi khoảng 1 lít nước lọc. Đợi đến khi nước sôi thì cho tiếp phần khoai mỡ đã xay vào và đảo đều.
Đợi đến khi canh sôi, cho 2 thìa cà phê hạt nêm vào nồi rồi khuấy đều cho tan hạt nêm. Sau đó nêm nếm lại gia vị lần cuối cho vừa với khẩu vị rồi tắt bếp.
Múc canh ra bát để ăn, có thể cho thêm một ít hạt tiêu để canh dậy mùi, hấp dẫn hơn.
2. Canh khoai mỡ nấu tôm
Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mỡ: 250g
Tôm tươi: 200g
Hành tím: 3 củ
Gia vị: hành lá, nước mắm, dầu ăn, đường, bột canh, hạt nêm, hạt tiêu
Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch hành lá rồi thái nhỏ.
Hành tím cắt lát thành miếng mỏng.
Cắt râu tôm, bỏ phần vỏ, phân và chỉ tôm. Sau đó đem rửa với nước muối loãng để khử bớt mùi tanh. Sau khi rửa xong, vớt tôm ra rồi băm nhuyễn chung với hành lá.
Cho phần tôm và hành lá đã băm vào bát lớn. Ướp tôm với 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê bột canh, ½ thìa cà phê hạt nêm và 1/3 thìa cà phê hạt tiêu xay. Trộn đều cho ngấm gia vị, ướp tôm trong ít nhất 5 phút.
Gọt bỏ vỏ khoai mỡ rồi đem đi rửa sạch. Sử dụng lưỡi dao để bào khoai.
Nấu canh
Đặt nồi lên bếp, cho ½ thìa canh dầu ăn vào nồi. Cho hành tím đã thái lát vào phi đến khi hành chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì vớt ra.
Cho khoai mỡ đã bào vào nồi. Lưu ý để lửa nhỏ và xào qua khoai trong khoảng nửa phút.
Tăng lửa trên bếp rồi cho 500ml nước lọc vào đun lên. Khi nước canh sôi, sử dụng thìa để múc tôm xay cho vào nồi, để tôm thành những viên nhỏ. Cần lưu ý, lúc mới thả tôm vào nồi không nên đảo canh, điều này sẽ tránh làm cho tôm bị nát.
Sau khoảng 8 phút cho tôm vào, cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm cho thơm. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, sau đó tắt bếp.
Múc canh ra bát để ăn, rắc hành phi và một ít hạt tiêu xay lên bề mặt là xong.