Lối sống

Rượu có thể trở thành một phần của lối sống lành mạnh?

Advertisement

Ngày nay, một lối sống lành mạnh không còn là sự lựa chọn. Nó đã dần trở thành điều cần thiết trong cuộc sống. Trong khi nhiều người đang loay hoay giữa cơn thèm ăn và kế hoạch ăn kiêng. Họ thường quên nhắc đến một thói quen cần hết sức lưu ý. Đó là thói quen uống đồ uống có chất kích thích, cụ thể là rượu.

Chúng ta đều biết uống rượu không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một cốc rượu có thể là cứu cánh để giải tỏa tâm lý. Nhiều người thích nhâm nhi một vài ly rượu để thư giãn sau một ngày làm việc bận rộn. Việc bạn hấp thụ rượu vào cơ thể là không sai. Nhưng cũng giống như thực phẩm giàu carb. Rượu cũng chứa đầy calo với hàm lượng dinh dưỡng rất ít.

Tuy nhiên, bạn có biết rượu cũng có thể là một phần của lối sống lành mạnh? Bạn có thể thêm nó vào kế hoạch ăn kiêng của mình. Hãy cùng Notopi tìm hiểu xem làm cách nào để biến rượu thành một phần của lối sống lành mạnh nhé.

Rượu có tác động thế nào đến sức khỏe?

Nguồn: Unsplash

Thành phần hoạt tính của rượu

Thành phần hoạt tính trong đồ uống rượu là etanol. Nó được tạo ra khi nấm men tiêu hóa đường trong một số loại thực phẩm giàu carb. Chẳng hạn như nho (đối với rượu vang) hoặc ngũ cốc (đối với bia và một số loại rượu mạnh). Khi được tiêu thụ, ethanol tác động đến gần như mọi bộ phận của cơ thể. Đặc biệt là não, tim, dạ dày, túi mật và gan. Nó ảnh hưởng đến mức độ cholesterol, insulin, và chứng viêm cũng như thay đổi tâm trạng, sự phối hợp và khả năng tập trung của bạn.

Lợi ích

Theo một số nghiên cứu, uống rượu có tác động đến việc giảm căng thẳng, duy trì trí nhớ. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường khả năng sáng tạo và cải thiện năng suất làm việc. 

Trong một số trường hợp, uống liệu với số một lượng phù hợp có thể giúp bạn sống lâu hơn. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng những người đàn ông uống rượu với một lượng vừa phải có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 13%. Và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 21%. Đối với phụ nữ, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 25% và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 34%.

Uống điều độ dường như làm giảm sự đề kháng insulin, một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu Úc phát hiện ra rằng uống rượu trong bữa ăn, “có thể làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn 16–37% so với nước” ở người lớn khỏe mạnh. Trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tổng thể giảm khi uống rượu với một lượng vừa phải.

Tác hại

Nguồn: Unsplash

Lạm dụng rượu có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, suy gan và một số trường hợp là ung thư. Do đó, hãy cực kỳ cẩn thận và tuân theo các quy tắc uống đã đặt ra.

Uống rượu mỗi ngày có được không? 

Mặc dù sử dụng rượu ở mức độ ít có thể giúp chống lại bệnh tim mạch. Nhưng ý uống một đến hai ly mỗi ngày lại không mang lại tác dụng tốt. Theo một đánh giá quy mô lớn năm 2018, cho thấy rằng uống rượu với một lượng ít nhưng uống với tần suất một ly mỗi ngày ngày có thể có hại. 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người uống rượu nhiều hơn bốn lần một tuần có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 20%. Nguy cơ gia tăng đúng với tất cả các nhóm tuổi. 

Cách biến rượu thành một phần của cuộc sống lành mạnh

Đặt mục tiêu

Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng và muốn tìm đến một ly rượu. Nhưng trong ngày hôm đó bạn đã uống hai ly rồi thì hãy cố gắng chuẩn bị sẵn những cách khác để giải tỏa áp lực. Tránh để bản thân sử dụng rượu một cách mất kiểm soát. 

Hoặc nếu bạn đang đang tham gia buổi liên hoan với một nhóm bạn thì đừng để bị áp lực từ bạn bè mời rượu. Đặt ra các quy tắc và mục tiêu nghiêm ngặt, chẳng hạn như uống một ly mỗi tuần. Hoặc tối đa, bạn có thể tăng lên hai ly nhưng đừng lạm dụng quá mức.

Chọn đồ uống của bạn một cách khôn ngoan

Bạn cần xem xét lượng calo, phân tích lượng chất béo không lành mạnh, carb, đường trước khi uống. Chọn một loại rượu tương đối lành mạnh. Ví dụ như gin, vodka hoặc tequila. Đừng uống bia vì nó chứa rất nhiều carbs.

Không bao giờ uống khi bụng đói

Khi bụng không có thức ăn và bạn uống rượu thì nó sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu. Đó là lý do tại sao bạn sẽ bị nôn hoặc nôn nao khó chịu. Luôn luôn ăn một cái gì đó lành mạnh trước khi uống rượu

Không chọn đồ uống có đường

Đôi khi, các loại cocktail là lý do đằng sau việc tăng cân. Tuyệt đối tránh, soda hoặc nước trái cây có đường với rượu. Nếu bạn không thích uống nước lọc thông thường, hãy chọn nước dừa hoặc nước trái cây không đường để cân bằng lượng calo.

Bỏ những món ăn kèm nhiều carb và chất béo cao

Nguồn: Unsplash

Đồ uống có cồn với khoai tây chiên, đồ ăn mặn hoặc đồ chiên rán là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh béo phì. Vì rượu vốn đã có hàm lượng calo cao mà hàm lượng dinh dưỡng hoàn toàn không có, nên bạn không nên bổ sung thêm bằng cách bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo. 

Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm ăn kèm không có dầu, muối và các chất béo không lành mạnh. Thêm một số món salad hoặc thực phẩm giàu protein để nhâm nhi với đồ uống của bạn sẽ giúp duy trì sự cân bằng.

Giải độc sau khi uống rượu

Uống nhiều nước trước và sau khi uống rượu. Vì khi cơ thể bạn có đủ lượng nước thì nước sẽ giúp bạn giải độc và thải độc cơ thể. Thực hiện chế độ ăn kiêng giải độc nghiêm ngặt bằng cách bổ sung nhiều rau lá xanh và trái cây. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo lượng đường trong máu và huyết áp được ổn định.

Kết luận

Thông thường khi nghĩ đến rượu, chúng ta thường có suy nghĩ rằng nó có chứa chất gây nghiện và hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc đó chỉ đúng khi bạn uống nó với tần suất cao và quá liều lượng. Nói cách khác là lạm dụng nó.

Nếu bạn biết uống rượu đúng cách với liều lượng vừa phải thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và đặc biệt, rượu hoàn toàn có thể trở thành một phần trong lối sống lành mạnh của bạn.

Phương Thúy

Chia sẻ kiến thức để nhận lại giá trị cuộc sống.

Related Articles

Back to top button