Tập Gym có bị lùn không? Cách cải thiện chiều cao nhờ tập Gym
“Tập Gym có bị lùn không?” là một câu hỏi khá phổ biến với những người đang có ý định tập Gym. Có hàng nghìn người đến phòng tập Gym đều đặn mỗi ngày với mục tiêu giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và để cải thiện vóc dáng. Thậm chí Gym trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.
Cùng với đó, cũng có rất nhiều những lầm tưởng về Gym mà mọi người gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm sáng tỏ một trong những câu hỏi phổ biến nhất – Tập Gym có bị lùn không? Hãy cùng Notopi tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc của câu hỏi “tập Gym có bị lùn không?”
Tại Nhật Bản, vào những năm 1990 có một nhóm các nhà nghiên cứu đã nhận thấy trẻ em lao động nặng nhọc thường có tầm vóc thấp. Lý do giải thích cho hiện tượng này là vì những trẻ em thường xuyên nâng hay bốc vác các vật nặng ở độ tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, hiện tượng này là không đúng. Các nhà khoa học chỉ tìm thấy mối tương quan giữa trọng lượng hàng hóa được bốc vác và tầm vóc thấp bé của trẻ. Nguyên nhân thật sự dẫn tới hiện tượng tầm vóc thấp bé chính là do sự ăn uống thiếu chất. Còn lao động nặng nhọc chỉ là một yếu tố tương quan
Sự thật dưới góc độ khoa học
Di truyền đóng một phần rất lớn trong việc quyết định bạn cao hay thấp. Chiều cao bị ảnh hưởng khoảng 60-80% là do di truyền. Khoảng 20% - 40% còn lại đến từ các yếu tố môi trường. Chủ yếu là do các tác động môi trường, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
Nếu bạn ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cùng với đó là một chế độ sinh hoạt hợp lý vào thời kỳ phát triển của cơ thể thì điều đó sẽ giúp bạn phát triển được chiều cao một cách tối đa.
Tóm lại, tập gym không những không khiến chúng ta bị lùn mà còn có kích thích cơ thể tăng chiều cao rất tốt.
Các nguyên tắc tập gym để tăng chiều cao
Độ tuổi thích hợp để tập các bài tập gym tăng chiều cao là từ 17 tuổi. Vì lúc này khung xương đã tương đối ổn định và phát triển. Trẻ em dưới 17 tuổi không nên tập vì những bài tập có trọng lượng nặng. Vì có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của khung xương.
– Khởi động kỹ trước khi tập, tránh chấn thương, đau nhức.
– Các bài tập thể dục ảnh hưởng đến cột sống như đẩy tạ, nâng tạ không nên thực hiện vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể bạn co giãn tối đa trong ngày.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ đạm, vitamin, khoáng chất, canxi, chất xơ,…
– Chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya
Lịch tập gym để tăng chiều cao
Lịch tập gym hợp lý sẽ giúp bạn duy trì thói quen, kỷ luật, ý thức tập luyện nghiêm túc hơn.
Các bài tập bạn nên thêm vào lịch trình tập luyện của mình như kéo xà, kéo xà, nhảy dây, chạy bộ, đạp xe, v.v.
– Thứ 2: thanh kéo lên, đẩy lên
– Thứ 3: chạy bộ, squat
– Thứ 4: tập tay, tập bụng
– Thứ 5: tập tim mạch
– Thứ 6: thanh kéo lên, đẩy lên
– Thứ 7, chủ nhật: nghỉ ngơi
Bạn có thể nghỉ thứ 7, chủ nhật hoặc 2 ngày bất kỳ trong tuần. Không nên tập đầy đủ lịch cả tuần vì các cơ sẽ không được nghỉ ngơi.
Các bài tập Gym để tăng chiều cao
Nhảy dây
Bài tập nhảy dây không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn hỗ trợ hệ xương chắc khỏe, tốt cho đôi chân. Đây cũng là bài tập giảm cân, giảm mỡ thừa hiệu quả .
Đối với bài tập này, bạn nên thực hiện 3-5 buổi / tuần, mỗi buổi tập khoảng 30 phút. Tốt nhất là bạn nên tập và thực hiện 80-100 lần nhảy trong 1 phút.
Kéo xà đơn
Kéo xà đơn là một bài tập đơn giản và quen thuộc. Bạn có thể tập các bài tập xà đơn tại các chỗ như xung quanh công viên, sân chơi, phòng tập gym,… Với bài tập này, bạn không chỉ có một thân hình cân đối, vạm vỡ với cơ bắp săn chắc, đôi tay chắc khỏe. Nó còn giúp tăng chiều cao cực tốt, giảm đau lưng, vai, gáy, cổ, hỗ trợ các bệnh về cột sống,…
Cách bước kéo xà đơn chuẩn:
– Bước 1: Bắt đầu ở tư thế treo người trên thanh tạ, hai tay nắm chắc thanh tạ sao cho khoảng cách giữa hai tay bằng hoặc lớn hơn vai một chút, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Giữ cột sống của bạn thẳng.
– Bước 2: Dùng lực của cánh tay kéo người lên cho đến khi thanh tạ ngang vai. Khuỷu tay ép sát vào thân.
– Bước 3: Gồng cơ tay, giữ cố định cơ thể trên đầu thanh xà trong 1-2 giây rồi từ từ hạ người xuống sao cho cánh tay càng thẳng càng tốt.
Lặp lại động tác 15 – 20 lần tùy theo thể lực của bạn.
Tập nhảy tại chỗ
Bài tập này thường được các chị em ưa thích vì dễ tập và đơn giản. Bạn có thể tập bất cứ lúc nào bạn cảm thấy thoải mái. Bài tập này sẽ giúp kéo giãn cơ thể, giúp các khớp hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.
– Bước 1: đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
– Bước 2: cúi người xuống gần giống tư thế squat, sau đó nhảy lên cao nhất có thể.
– Bước 3: khi bật nhảy, hai tay đưa lên cao, giữ thẳng lưng và chân.
– Bước 4: tiếp đất bằng mũi chân, lặp lại động tác.
Tập yoga với tư thế rắn hổ mang
Đây là một tư thế nổi tiếng trong yoga. Tư thế này giúp bạn kéo căng cơ, kéo dài cột sống, từ đó giúp tăng chiều cao. Hơn nữa, thường xuyên luyện tập tư thế rắn hổ mang còn giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn.
– Bước 1: Nằm trên thảm, úp mặt, lòng bàn tay xuống sàn, thẳng vai.
– Bước 2: uốn cong, nâng cột sống, mở rộng vai. Hướng đầu và cằm lên, nâng cằm càng cao càng tốt. Hai chân duỗi thẳng, cánh tay vuông góc với sàn
– Bước 3: giữ nguyên tư thế trong 15-20 giây, hít thở bình thường.
Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
Chạy bộ
Một bài tập thể dục hiệu quả không thể không kể đến đó là chạy bộ. Chạy bộ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, giảm mỡ, nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho hệ tim mạch.
Nên chạy bộ ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, mỗi lần khoảng 30 phút để cải thiện chiều cao và sức khỏe hiệu quả.
Đạp xe
Đạp xe thường được biết đến là một bài tập giúp tim mạch giải phóng năng lượng, giảm cân, giảm mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bài tập này còn hỗ trợ sản sinh hormone tăng trưởng và tăng chiều cao rất tốt.
Mỗi ngày tập đạp xe từ 30-45 phút sẽ giúp hệ thống xương khớp được hoạt động và co giãn. Bạn có thể sử dụng máy tập để tiện lợi cũng như hỗ trợ tốt hơn cho cột sống.
Kết luận
Như vậy, việc tập gym bị lùn đi là không đúng. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao chủ yếu đến từ di truyền. Tập gym thực sự rất tốt cho sức khỏe, vì vậy hãy thường xuyên tập luyện để có một thân hình chuẩn và đẹp như ý muốn