Giảm cân có gây rụng tóc không? Hiểu đúng về vấn đề này
Giảm cân có gây rụng tóc không là câu hỏi khá phổ biển đến từ chị em. Trong một số trường hợp, giảm cân có thể dẫn đến các tác dụng phụ, bao gồm cả việc rụng tóc. Cơ thể con người nói chung rất nhạy cảm với sự thiếu hụt dinh dưỡng, stress và cả với các thay đổi về mặt hóc môn, mà những vấn đề này có thể là kết quả không mong muốn từ việc giảm cân nhanh, quá trình áp dụng các chế độ ăn kiêng khắt khe, hoặc việc phẫu thuật giảm cân.
Thông qua bài viết này, Notopi sẽ cố mang lại nhiều thông tin hữu ích để làm rõ cho bạn rằng tại sao một số người lại gặp phải vấn đề rụng tóc sau khi giảm cân và hướng dẫn bạn một số cách để đối phó và ngăn ngừa vấn đề không mong muốn này.
Tại sao rụng tóc có thể xảy ra sau khi giảm cân?
Thông thường, nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc đến từ sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng như bởi các thay đổi nhanh và đột ngột khác trên cơ thể bạn do việc giảm cân gây ra.
Ví dụ, giảm cân đột ngột và các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt thường liên quan đến một trạng thái được gọi là rụng tóc telogen cấp tính (telogen effluvium – TE), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc trên da đầu.
Thông thường, rụng tóc Telogen diễn ra khoảng 3 tháng sau khi có một vấn đề kích hoạt như (như việc giảm cân đột ngột) và kéo dài trong vòng khoảng 6 tháng.
Giảm cân và thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kiêng cũng liên quan tới các loại bệnh rụng tóc khác. Các loại này bao gồm, rụng tóc Telogen mãn tính, loại kéo dài hơn 6 tháng hoặc rụng tóc nội tiết tố, tên khác chính là bệnh hói đầu xảy ra ở cả nam lẫn nữ.
Crash dieting – Ăn kiêng cực đoan
Vốn dĩ, tóc của chúng ta cần được cung cấp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác để phát triển khoẻ mạnh. Vậy nên, khi cơ thể bạn không nhận được những gì nó đòi hỏi, các tác dụng phụ như việc bị rụng tóc xảy ra là điều dễ hiểu. Cũng từ đây, đáp án cho câu hỏi giảm cân có gây rụng tóc không cũng đã trở nên khá rõ ràng.
Nhiều nghiên cứu đến nay đã cho thấy có sự liên quan rõ ràng giữa rụng tóc với Crash-Diet, bởi chế độ ăn kiêng này gây ra sự thiếu hụt calo nghiêm trọng, thiếu hụt cả về dinh dưỡng cũng như gây ra sự căng thẳng thần kinh cho cơ thể.
Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2015 trong 180 phụ nữ bị rụng tóc, nguyên nhân chung được phát hiện là do sự thiếu hụt về sắt và sự căng thẳng thần kinh. Có tới 8 trường hợp, chế độ ăn kiêng crash-diet là nguyên nhân.
Hơn thế, những chế độ ăn kiêng kém khoa học như Crash-Diet còn gây ra việc thiếu những dưỡng chất thiết yếu khác như các axit béo, kẽm, protein và tổng lượng calo tối thiểu bạn cần nạp vào hằng ngày.
Các chế độ ăn kiêng ít protein
Các loại axit amin, thành phần cấu thành protein, là những yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của tóc. Bởi các axit amin rất quan trọng cho việc tổng hợp keratin, protein xây dựng nên tóc.
Thiếu hụt protein sẽ rất dễ gây nên quá trình rụng tóc, vậy nên nếu bạn đang thực hành một chế độ ăn kiêng nào đó, hãy dành vài phút xem lại chế độ dinh dưỡng để biết liệu mình có bị rơi vào tình cảnh này không nhé.
Khi lượng protein cơ thể cần không được đáp ứng, cơ thể sẽ ưu tiên các chức năng cần sử dụng protein như quá trình sửa chữa mô, tiêu hoá, điều chỉnh cân bằng pH – nước, và sản xuất hóc môn. Và hẳn bạn cũng đã rõ, tóc không phải là điều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng của chúng ta, nên mức độ ưu tiên của cơ thể với nó cũng bị hạ thấp xuống.
Thêm vào đó, với những người bị rụng tóc có một số loại axit amin thường bị thiếu như histidine, leucine, valine, và cysteine.
Phẫu thuật giảm cân
Một nghiên cứu vào năm 2018 trên 50 người đã trải qua phẫu thuật thu nhỏ dạ dày (sleeve gastrectomy), kiểu phẫu thuật sẽ loại bỏ đi phần lớn dạ dày, có tới 56% người trong nhóm này phải chịu đựng tình trạng rụng tóc, và tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở nhóm nữ.
Thêm vào đó, những người tham gia vào quá trình nghiên cứu đều có mức kẽm và vitamin B12 rất thấp cả trước lẫn sau quá trình phẫu thuật.
Một nghiên cứu khác vào năm 2020 trên 112 phụ nữ trải qua phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, có tới 72% người tham gia bị rụng tóc sau phẫu thuật, và 79% người trong nhóm bị rụng tóc này, quá trình rụng tóc bắt đầu sau 3-4 tháng kể từ khi phẫu thuật, và kéo dài trung bình 5.5 tháng sau đó.
Rụng tóc có nguy hiểm không?
Bản thân rụng tóc không gây nguy hiểm cho sức khoẻ, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ bạn đang có vấn đề và cần được quan tâm nhiều hơn.
Ví dụ như, việc thiếu hụt dinh dưỡng và quá trình giảm calo nạp vào cực đoan có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt, mất cơ và các vấn đề khác nữa.
Ngoài khả năng gây rụng tóc, thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng não, vô sinh, bệnh tim, trầm cảm và thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch.
Các tình trạng sức khoẻ khác, chẳng hạn như miễn dịch tự nhiên cũng có thể gây ra việc rụng tóc. Do đó, điều rất quan trọng là bạn nên chia sẻ với bác sĩ để tìm hiểu căn nguyên của vấn đề, từ đây quá trình phục hồi sẽ có nhiều khả năng đạt được hơn.
Làm thế nào để tạo điều kiện cho tóc mọc lại
Yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất cho mọi quá trình điều trị là tìm ra căn nguyên của vấn đề. Nên nhớ răng, rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra, chứ không phải chỉ vì quá trình giảm cân của bạn.
Nếu như việc ăn kiêng không cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của bạn, hãy dừng lại việc ăn kiêng và nạp đủ những gì cơ thể bạn đòi hỏi.
Với tất cả những thông tin chúng tôi cung cấp cho câu hỏi giảm cân có gây rụng tóc không, chúng tôi mong bạn có thêm dữ liệu để tham khảo, và trong trường hợp cần thiết đừng ngần ngại xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn tìm lại niềm vui cùng mái tóc của mình 😉