Thức khuya ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Thức khuya ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Hơn nữa, ngày nay các thiết bị điện tử thông minh và mạng Internet đang trở nên phổ biến. Dẫn tới việc số lượng người thường xuyên thức khuya vì các mục đích giải trí lại gia tăng nhiều hơn. Đặc biệt là ở giới trẻ.
Vậy thức khuya gây ra những tác hại nào? Có ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao? Làm sao để từ bỏ thói quen thức khuya? Hãy cùng Notopi tìm hiểu qua bài viết sau.
Huyết áp cao hơn
Theo Andrew Varga, trợ lý giáo sư về y khoa, phổi và y học giấc ngủ tại Trường Y Icahn và Mount thuộc hệ thống Y tế Sinai thì tình trạng phổ biến này xảy ra khi lực của máu tác động lên thành động mạch quá cao. Những phong cách sống như ăn uống thiếu lành mạnh hoặc lười vận động có thể góp phần làm cho người thức khuya có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn.
Hạn chế khả năng vận động
Thời gian ngủ càng muộn, tỷ lệ mắc các hành vi ít vận động càng cao.
Hầu hết các chuyên gia thể dục đều đồng ý rằng thời gian tốt nhất trong ngày để tập thể dục là khác nhau đối với mỗi người. Nhưng việc dậy sớm và tập thể dục có lợi thế của nó. Tập thể dục buổi sáng có thể giúp bạn có thể giảm cân tốt hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2019 trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì, những người tập thể dục sớm hơn trong ngày (ít nhất là trước buổi trưa) giảm được nhiều cân hơn. So với những người tập thể dục muộn hơn trong ngày (trước 3 giờ chiều).
Tăng cân
Một số chuyên gia chỉ ra rằng ăn sau khi trời tối làm gián đoạn thời gian nhịn ăn qua đêm tự nhiên của cơ thể. Điều này gây cản trở khả năng đốt cháy chất béo và gây nên tình trạng tăng cân. “Cú đêm” cũng có thể tiêu thụ nhiều calo hơn. Có lẽ vì ý chí kém hơn khi cơ thể mệt mỏi. Và con người cũng có xu hướng thèm ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe vào đêm khuya.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người thức khuya. Trên thực tế, một phân tích tổng hợp vào tháng 1 năm 2022 được công bố trên tạp chí Advances in Nutrition. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, người thức khuya có “nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể” so với các bệnh lý khác.
Ngủ không đủ giấc
Những người ngủ muộn thường có xu hướng ngủ ít hơn những người ngủ sớm, dậy sớm. Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ cho đến 2 hoặc 3 giờ sáng và bạn phải làm việc lúc 7 giờ. Bạn sẽ không thể ngủ đủ thời lượng giấc ngủ mà cơ thể cần.
Những người thức đêm do tính chất công việc có xu hướng ngủ bù cho giấc ngủ đã mất. Cụ thể họ thường dành thời gian vào cuối tuần để ngủ bù. Khi họ có thể ngủ thỏa thích. Loại “nợ ngủ” này không khá phổ biến và vẫn có thể đi kèm với rủi ro sức khỏe.
Gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông vào sáng sớm
Những người thức khuya thường có xu hướng mệt mỏi hơn và kém tỉnh táo hơn vào buổi sáng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ muộn vào buổi tối dễ gặp phải nguy cơ tai nạn hơn. Nguyên nhân chính là do họ ngủ không đủ giấc. Điều đó khiến họ khó tập trung để lái xe và xử lý các tình huống diễn ra trên đường.
Giảm tuổi thọ
Hiện nay, vẫn chưa đủ các nghiên cứu chứng minh rõ. Liệu những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc trở thành cú đêm có đủ để tạo ra sự khác biệt có thể đo lường được trong cuộc sống của con người hay không.
Tiến sĩ Knutson cho biết: “Chúng tôi có bằng chứng cho thấy rằng thức khuya dường như cũng có liên quan đến việc giảm tuổi thọ”. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người thích thức khuya và khó ra khỏi giường vào buổi sáng có nguy cơ tử vong sớm hơn 10% so với những người có cơ địa thích đi ngủ sớm và dậy khi có mặt trời.
Gia tăng hành vi sử dụng rượu và thuốc lá
Lối sống cú đêm thường đi đôi với các hành vi không có lợi cho sức khỏe khác. Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Chronobiology International cho thấy những người trẻ thích thức khuya bốc đồng hơn so với các bạn đi ngủ sớm hơn. Điều này khiến họ dễ uống rượu và hút thuốc.
Tất nhiên, điều đó không đúng với tất cả mọi người. Và cũng không có bằng chứng nào cho thấy thức khuya thực sự dẫn đến những hành vi này. Tiến sĩ Knutson cho biết: “Không rõ thức khuya là nguyên nhân hay kết quả của những vấn đề về lối sống khác”. Trên thực tế, nếu bạn thức khuya vì không thể ngủ được. Những hành vi không lành mạnh này nhiều khi không phải là vấn đề.”
Gây ra trầm cảm và tâm trạng lo lắng
Nếu là một con cú đêm, bạn có thể dễ gặp các vấn đề liên quan đến tâm trạng. Một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2021 đã chỉ ra rằng những người thích thời gian ban đêm có “khuynh hướng” mắc các tình trạng từ rối loạn tâm trạng đến rối loạn nhân cách.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cú đêm có thể gặp khó khăn hơn trong việc điều tiết cảm xúc. Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà khoa học phát hiện ra rằng người thức khuya có nhiều khả năng kìm nén cảm xúc của mình hơn. Và họ cũng ít có khả năng thực hành đánh giá lại nhận thức.
Làm thế nào để ngủ sớm?
Thói quen thức khuya khoảng 50% là do di truyền. Nhưng 50% còn lại là do môi trường và hoàn cảnh sống.
Cú đêm có thể dần dần thích nghi với việc đi ngủ sớm. Bằng cách tập thói quen ngủ sớm hơn vài phút mỗi đêm. Đừng tập ngủ sớm một cách quá nhanh. Nếu không bạn sẽ trằn trọc nhiều giờ trên giường mà không thể ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng cũng có thể giúp “lập trình” lại bộ não để thức dậy sớm hơn. Ngoài ra bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn:
- Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Cố gắng không ngủ trưa quá nhiều vào ban ngày.
- Không sử dụng điện thoại hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ.
- Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày.
- Cố gắng không tập thể dục gần giờ đi ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi ngủ.
- Đừng ăn nhiều bữa vào cuối ngày.
- Tạo không gian tốt nhất để ngủ và đệm ngủ thật thoải mái.
- Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ. Ví dụ như: Đọc sách, nghe nhạc hoặc đi tắm.
- Bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giúp dễ ngủ hơn.
Kết luận
Thức khuya ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Từ bỏ thói quen thức khuya là cách tối ưu để bạn cải thiện sức khỏe. Và đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều cách để giúp bạn ngủ sớm hơn. Như ngủ ở một không gian thoải mái, rời xa chiếc smartphone trước khi đi ngủ, xây dựng khung giờ ngủ cố định, ….
Bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi ngủ sớm. Như tâm trạng phấn chấn, tỉnh táo hơn vào mỗi buổi sáng. Sức khỏe cũng tốt hơn và đặc biệt sức khỏe tinh thần cũng được nâng cấp.